Một số giải pháp tuyên truyền trong phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Thứ sáu - 11/06/2021 15:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng kinh tế vững chắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh của thị trường, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, một số Doanh nghiệp, HTX gặp nhiều khó khăn trong SXKD,… nhưng dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh kinh tập thể, hợp tác xã tỉnh đã có nhiều thành tựu nổi bật, các HTX hoạt động khá ổn định, phát triển cả về quy mô và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Tính đến hết tháng 5/2021, Kết nạp mới 9 thành viên hợp tác xã (HTX), nâng số thành viên của Liên minh HTX tỉnh lên 165 đơn vị; Hỗ trợ, tư vấn thành lập mới 10 HTX. toàn tỉnh có 367 HTX, trong đó có: 108 HTX nông nghiệp; 259 HTX lĩnh vực phi nông nghiệp. Các THT và HTX giải quyết việc làm cho hơn 2.337 lao động; Trung bình mỗi năm thành lập mới được 30 HTX. Trên 80% HTX hoạt động đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Doanh thu năm 2020 của 01 HTX đạt hơn 679,162 triệu đồng; thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 4,1 triệu đồng/người/năm (tăng 1,1 lần so với năm 2019).
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều khó khăn, hạn chế: Phần lớn các HTX trên địa bàn tỉnh đều có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp; công tác quản lý, do khó khăn về kinh phí, khả năng huy động vốn thấp, sản xuất kinh doanh chủ yếu tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng, ... sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng các yêu cầu của các siêu thị và thị hiếu của người tiêu dùng;
Khó khăn trong việc tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả biến động liên tục; khó khăn về dịch bệnh, thiên tai; biến đổi khí hậu,…;
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo dõi kinh tế tập thể chưa qua đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu, chưa đủ năng lực tham mưu giúp chính quyền thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các HTX và thành viên, Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng xác định thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp, tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, HTX thời gian tới như sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh về kinh tế tập thể đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới; Nâng cao chất lượng tin bài, thông tin trên website của tỉnh, của cơ quan. phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí lớn ở trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong hợp tác xã.
Xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo, tuyên truyền phù hợp cho từng đối tượng để việc tuyên truyền thiết thực và hiệu quả, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Hai là: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm; Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tập thể.
Ba là: Kiến nghị củng cố vai trò của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại các cấp, bổ sung các thành viên của Ban chỉ đạo.
Bốn là: Hướng dẫn tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp hợp tác xã không đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; giải thể các hợp tác xã không hoạt động nhưng vướng mắc về công nợ, vốn góp, không để các hợp tác xã tồn tại hình thức và các hợp tác xã hoạt động không đúng bản chất để lành mạnh hóa khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Năm là: Phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo vệ quyền và lợi ích của thành viên trong hợp tác xã; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên mới; quan tâm phát triển cả hợp tác xã nông nghiệpgắn với chương trình OCOP và Đề án phát triển nông nghiệp thông minh của tỉnh; tháo gỡ rào cản, quy định nhằm nâng cao khả năng huy động và tiếp cận nguồn lực cho các hợp tác xã.
Sáu là: Nâng cao năng lực quản trị HTX theo hướng công khai, minh bạch thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước: bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, thành viên HTX; Tuyên truyền, hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, nhất là sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
Bảy là, Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, địa phương và các nguồn lực hỗ trợ HTX trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT.
Khó khăn trong việc tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả biến động liên tục; khó khăn về dịch bệnh, thiên tai; biến đổi khí hậu,…;
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo dõi kinh tế tập thể chưa qua đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu, chưa đủ năng lực tham mưu giúp chính quyền thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các HTX và thành viên, Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng xác định thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp, tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, HTX thời gian tới như sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh về kinh tế tập thể đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới; Nâng cao chất lượng tin bài, thông tin trên website của tỉnh, của cơ quan. phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí lớn ở trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong hợp tác xã.
Xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo, tuyên truyền phù hợp cho từng đối tượng để việc tuyên truyền thiết thực và hiệu quả, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Hai là: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm; Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tập thể.
Ba là: Kiến nghị củng cố vai trò của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại các cấp, bổ sung các thành viên của Ban chỉ đạo.
Bốn là: Hướng dẫn tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp hợp tác xã không đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; giải thể các hợp tác xã không hoạt động nhưng vướng mắc về công nợ, vốn góp, không để các hợp tác xã tồn tại hình thức và các hợp tác xã hoạt động không đúng bản chất để lành mạnh hóa khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Năm là: Phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo vệ quyền và lợi ích của thành viên trong hợp tác xã; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên mới; quan tâm phát triển cả hợp tác xã nông nghiệpgắn với chương trình OCOP và Đề án phát triển nông nghiệp thông minh của tỉnh; tháo gỡ rào cản, quy định nhằm nâng cao khả năng huy động và tiếp cận nguồn lực cho các hợp tác xã.
Sáu là: Nâng cao năng lực quản trị HTX theo hướng công khai, minh bạch thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước: bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, thành viên HTX; Tuyên truyền, hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, nhất là sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
Bảy là, Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, địa phương và các nguồn lực hỗ trợ HTX trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT.