Cùng với quá trình hình thành và phát triển phong trào họp tác xã ở Việt Nam, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho khu vực hợp tác xã lần lượt được thành lập, đáp ứng yêu cầu tư vấn, hỗ trợ cho các họp tác xã phát trien theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Năm 1955, Ban quản lý họp tác xã mua bán Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ đại diện và hỗ trợ cho các họp tác xã, liên hiệp họp tác xã mua bán trong phạm vi toàn quốc. Năm 1978, Liên hiệp họp tác xã tiếu - thủ công nghiệp Trung ương (gọi tắt là Liên hiệp xã Trung ưong) được thành lập với nhiệm vụ đại diện và hỗ trợ cho các họp tác xã, liên hiệp họp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu - thủ công nghiệp cả nước.
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 81-CT giải thể Liên hiệp xã Trung ương và Quyết định số 82-CT thành lập Ban trù bị Đại hội thành lập Hội đồng Trung ương các Họp tác xã và các đơn vị sản xuât ngoài quốc doanh. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 409-CT thành lập Hội đồng Trung ương lâm thời các doanh nghiệp ngoài quôc doanh, thành viên bao gồm tất cả các hợp tác xã, liên hiệp họp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đang hoạt động trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Năm 1993, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ, trong 02 ngày, 29 và 30 tháng 10 năm 1993, Đại hội đại biểu toàn quốc các Hợp tác xã Việt Nam lần thứ nhất thành lập Hội đồng Liên minh Họp tác xã Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ đại diện và hỗ trợ cho tất cả các họp tác xã hoạt động ở các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Dến nay, Liên minh IIợp tác xã Việt Nam đã trải qua 06 kỳ Dại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển về tổ chức và hoạt động của Liên minh Họp tác xã Việt Nam gắn với quá trình củng cố, đổi mới, phát triến và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, họp tác xã theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổ chức của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được kiện toàn từ Trung ương đến tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Đại hội Liên minh Họp tác xã Việt Nam và cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là dấu mốc lịch sử trong tổ chức và hoạt động của hệ thống Liên minh Họp tác xã Việt Nam - Sau 27 năm thành lập và phát Lien, lần đầu tiên hệ thống Liên minh Họp tác xã Việt Nam đã thống nhất nhiệm kỳ Đại hội và thống nhất Điều lệ về nội dung, hình thức và hiệu lực.
Năm 2021, năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, song hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những chuyển biến tích cực, bám sát Điều lệ được Thủ tướng Chính phũ phê duyệt, chức năng, nhiệm vụ để tô chức các hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu câu của các họp tác xã và thành viên; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, họp tác xã; vị thế, uy tín của hệ thống Liên minh Họp tác xã Việt Nam ở trong nước và các tố chức quốc tế tiếp tục được nâng cao. Ket quả nổi bật:
(1) Hệ thống Liên minh Họp tác xã Việt Nam đã tổ chức triển khai kịp thời, sáng tạo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 88/NQ- LMHTXVN ngày 22/3/2021 của Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam; phối họp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1328/QĐ-TTg ngày 23/7/2021 phê duyệt Điều lệ Liên minh HTX Việt Nam và tô chúc tiien khai thục hiện trong toàn hệ thống.
(2) Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của HTX để kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội các biện pháp, chính sách hỗ trợ HTX giảm thiểu thiệt hại và khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; triển khai chiến lược phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025; tham gia hoàn thiện, triển khai các chính sách hỗ trợ vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo, khoa học công nghệ; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Trung ương phân công về Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2003 vc KTTT, HTX, Tổng kết 15 năm Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tổng kết 10 năm Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về đất đai, Tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012; tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Đối mới phát triển KTTT, HTX, Chương trình nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vũng, hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng bảo hiểm xã hội Việt Nam và đối tác 3 bên của Tô chức lao động quốc tế (ILO).
(3) Đối mới công tác tuyên truyền, phối họp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phưong, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; đăng tải 29.056 tin, bài, 6.290 ảnh, 181 video, phát hành 2.951 tài liệu, sổ tay tuyên truyền, tổ chức 396 hội nghị, tập huấn tuyên truyền về KITT, HTX cho cán bộ, viên chức của sở, ngành, huyện, cán bộ và thành viên HTX, người dân; triển khai các phong trào thi đua; đề án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cổng thông tin tri thức HTX, phần mềm quản lý văn bản điều hành của Liên minh HTX Việt Nam với trục liên thông văn bản quốc gia.
(4) Thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp cho các HTX; đổi mới công tác hướng dẫn, tư vấn và xử lý đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai, tài sản; hỗ trợ, cung ứng dịch vụ cho HTX về xúc tiến thương mại, tín dụng, úng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tiếp thị, sản xuất theo chuỗi giá trị, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh. Từ tháng 8/2021 đến nay, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam triển khai Chương trình số 503/CTr-LMHTXVN về kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa cho HTX, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, với 240.000 tấn nông sản và hàng ngàn đon vị sản phẩm khác, giá trị gần 7.600 tỷ đồng qua cổng Thông tin điện tử kết nối cung - cầu (B2B) của Liên minh HTX Việt Nam.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cưòng liên kết hệ thống Liên minh HTX Việt Nam; rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác; tăng cường kỷ cương hiệu quả trong công tác thông tin báo cáo; đối mới lề lối làm việc, tố chức họp, làm việc trực tuyến, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ và quy định về phòng, chống dịch; chủ động, tích cực đề xuất với bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương về giải pháp hỗ trợ phát triển KTTT, HTX trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; hỗ trợ THT, HTX, liên hiệp HTX sản xuất an toàn, linh hoạt, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh...
Với những thành tích đóng góp to lón trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các thành viên đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2005, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007, Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2007, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2010, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2018, Huân chương Lao động hạng Ba năm 2019, Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2020; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2021; nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”; nhiều Liên minh HTX tỉnh, thành phố, thành viên, tập thể và cá nhân được tặng Huân chương các hạng, cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của các ban, bộ, ngành, ƯBND các tỉnh, thành phố và danh hiệu thi đua khác,...
III. Ý nghĩa ngày Họp tác xã Việt Nam -11/4
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng Hợp tác xã vào Việt Nam. Ngay từ khi còn đang bôn ba tìm đường cún nước, Người đã quan tâm đến tố chức kinh tế tập thể, họp tác xã. Trong cuốn “Đường cách mệnh” viết năm 1927, sau khi phân tích những lợi ích của họp tác xã, Người đã nhấn mạnh: Tục ngữ Việt Nam có câu “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”, lý luận họp tác xã đều nằm trong điều ấy. Người còn nói về tính chất hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội; cách tố chức họp tác xã phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lọi và đi từ thấp đến cao.
Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ngày 11 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia Họp tác xã nông nghiệp. Trong thư Bác Hồ đã viết: “Việt Nam là một nước sông vê nông nghiệp, nên kỉnh tế lây canh nông làm gốc... nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh ”; “nông dãn muon giàu, nông nghiệp muôn thịnh thì can phải có Họp tác xã”; “... Hợp tác xã là họp vôn, họp sức với nhau. Vôn nhiêu, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”. Trong thư Người còn viết: “Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức có lợi to cho nhà nông. Nó là cách tranh đấu kỉnh tế có hiệu quả nhất, dể giúp vào việc xây dụng nước nhà. Hợp tác xã nông nghiệp là một cách làm cho nhà nông đoàn kêt, làm cho nhà nông thịnh vượng. Họp tác xã nông nghiệp gỉúp cho nhà nông đạt đến mục đích, đã ích quốc lại lợi. dân”. Người tha thiết kêu gọi: “Hỡi dồng bào điển chủ nông gia, anh em ta aỉ chẳng mong được đầy đủ, giàu có, ai chẳng mong cho nước thịnh dân cường. Vậy chúng ta hãy mau mau chung vẩn góp sức, lập nên Họp tác xã nông nghiệp ở khắp nơi; từ làng mạc cho đến tỉnh thành đâu đâu cũng phải có Họp tác xã”.
Sau 19 năm, cũng vào ngày (11 tháng 4 năm 1964), Bác Hồ gửi thư cho Đại hội Họp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du, khen ngợi nhũng Họp tác xã điển hình tiên tiến, và yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo các Họp tác xã nông nghiệp phát triển.
Với ý nghĩa của ngày 11 tháng 4, ngày đánh dấu 02 sự kiện quan trọng đối với phong trào Hợp tác xã của Việt Nam, Ban chấp hành Liên minh Họp tác xã Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 thống nhất trình và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý lấy ngày 11 tháng 4 hàng năm là Ngày Họp tác xã Việt Nam (Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011).
Nguồn tin: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn